Kẻ bắt nạt, người bị bắt nạt và kẻ bàng quan không vô can các vai diễn trong 1 vở bi k.i.c.h. Có rất nhiều phiên bản khác nhau, chỉ là cùng 1 chủ đề bi tham do những diễn viên khác đóng, đọc những câu thoại khác nhau, ở những địa điểm, bối cảnh khác nhau. Nhưng sẽ đều chung 1 số hành động leo thang để Ba mẹ và các con nhận biết như sau:

👉 HỒI SỐ 1: QUAN SÁT BỐI CẢNH

Kẻ bắt nạt quan sát xung quanh, nhìn các nhân vật khác để xác định “mục tiêu” tiềm năng, quan sát người lớn cho đang chú ý đến hay không đặc biệt lúc đón trả, hay liên hệ với nhà trường.
Thường sẽ quan sát 1 khoảng thời gian từ 3 tháng trước khi hành động.

👉 HỒI SỐ 2: THỬ NGHIỆM PHẢN ỨNG

Kẻ bắt nạt sẽ thử chạm nhẹ vào mục tiêu như sự tình cờ : 1 cú va chạm nhẹ, 1 vài câu trêu trọc nhẹ để thử phản ứng của kẻ bị bắt nạt. Xem mục tiêu có phản ứng gì và có ai cùng hội cùng thuyền, cùng bênh vực lên tiếng hay không.

=> Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất để trẻ nếu bị bắt nạt cần có phản ứng lại, kể lại hành động này cho bố mẹ, thầy cô hay người thân của mình.

=> Người thân giai đoạn này cũng phải hết sức bình tĩnh, quan sát, lắng nghe và chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng vừa thông qua giáo viên, vừa trao đổi với phụ huynh hay người bảo hộ của kẻ bắt nạt. 1 CÁCH NHẸ NHÀNG (xin được nhấn mạnh)

=> Nếu ở giai đoạn này, không ai lên tiếng thì kẻ bắt nạt sẽ tung ra chuỗi các hành động bạo gan bạo l.ư.c hơn sau đó.

👉 HỒI SỐ 3: HÀNH ĐỘNG

Coi mục tiêu như trò đùa để chế nhạo, khinh bỉ chứ không coi như bình đẳng hay ngang hàng. Và đa dạng các hành động, lời nói x.u.c p.ham, s.i.n h.u.c, tách biệt, phân biệt.

Quan sát biểu hiện hành vi của trẻ thời điểm này sẽ thấy 2 trường phái đối lập.
kẻ bắt nạt sẽ vui vẻ, tự tin vì được thoả chí, còn người bị bắt nạt sẽ lầm lì, ít nói, ánh mắt lo lắng, hay giật mình, sợ hãi, tự trách.

– Đây là giai đoạn để ba mẹ, nhà trường cần phải mạnh tay vào cuộc để ngăn chặn và xử lý.
– Vì cảm giác thích bạo ha.n.h cũng là 1 dạng cảm xúc hưng phấn, não bộ sẽ tiết ra hocmon Dopamine và có khả năng nghiện bao l.u.c từ đó các hành động sẽ có xu hướng gia tăng nhanh.

👉 HỒI SỐ 4: BẠO L.UC VÀ BẠO GAN HƠN

👉HỒI SỐ 5: ĐỈNH ĐIỂM CỦA SỰ ĐAU KHỔ…

Chuỗi các hành động xã hội, bao lực của kẻ bắt nạt liên tiếp thực hiện ngày càng nhiều, càng nặng, càng bạo gan hơn
Cảm xúc của người bị bắt nạt ngày càng tệ, tự cô lập bản thân, xa lánh, tách biệt với mọi người để ngăn chặn đau khổ.. hoặc CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ bằng … ☹

👉 HỒI SỐ 6: HỒI KẾT

Những kẻ bắt nạt dần trưởng thành với kỹ năng xã hội bị kìm hãm, cái tôi bị thổi phồng lên, thường xuyên có cảm giác bị khiêu khích và dần trở thành phong cách sống của các em ấy.

Còn người bị bắt nạt thì… vô vàn nhiều biến chứng, tổn thương tâm lý đeo bám suốt cuộc đời hoặc.. đến cuối cuộc đời ngắn ngủi..

Cô và trò tại Awaken trong buổi thực hành về nhận diện các hành vi về “Bạo lực học đường”

—–
Nếu thấy hữu ích, Ba mẹ hãy ấn like và chia sẻ lan toả kỹ năng này tới các ba mẹ có con để chung tay gia tăng kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho con trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *